10 Lý do tại sao bạn nên sở hữu cho mình một trợ lý ảo
Trợ lý ảo là gì? Chúng có khả năng gì? Nếu bạn đã có câu trả lời cho 2 câu hỏi này thì có nghĩa bạn biết đến sự tồn tại của trợ lý ảo. Tuy nhiên trong bài viết hôm nay SALA sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi mà các bạn hay băn khoăn nhất đó là ” trợ lý ảo có cần thiết hay không?” . Sau đây là phân tích của SALA về những loại trở lý ảo phổ biến Alexa, Google và Siri cũng như top 10 lý do tại sao bạn nên sở hữu cho mình một trợ lý ảo.
Mục Lục
Trợ lý ảo là gì?
Trợ lý ảo hay còn được gọi là trợ lý thông minh là một dạng phần mềm được cài đặt trong một thiết bị thông minh (chẳng hạn như loa thông minh hoặc điện thoại thông minh) có thể thực hiện các tác vụ hoặc giải đáp những các câu hỏi của người dùng. Về cơ bản, chúng được coi là thứ liên kết giữa chúng ta với hệ thống nhà thông minh để giúp chúng ta kiểm các thiết bị thông minh khác như công tắc thông minh, cảm biến thông minh và các thiết bị tương tự.
10 Lý do tại sao bạn nên sở hữu cho mình một trợ lý ảo
1. Nhận diện và điều khiển bằng giọng nói
Điều khiển bằng giọng nói cho phép bạn tương tác với trợ lý ảo của mình mà không cần nhấc một ngón tay. Cho dù phải điều khiển cùng lúc 1 loạt các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh hay tìm kiếm bất cứ thông tin gì trên internet thì trợ lý ảo vẫn có thể thực hiện một cách tốt nhất, tính năng tiện dụng này giúp cuộc sống hàng ngày trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Một vài câu mặc định dùng để đánh thức trợ lý ảo, ngoài ra bạn có thể thay đổi nếu thích:
Google Assistant: ‘OK Google…’Apple Siri: ‘Hey Siri …’Amazon Alexa: ‘Alexa … ‘Microsoft Cortana: “Hey Cortana …’Samsung Bixby: ‘Hi Bixby…’
2. Tìm kiếm mọi thông tin
Một trong những công dụng chính của trợ lý ảo là đưa ra câu trả lời tức thì cho các câu hỏi của người dùng, trước khi đưa ra câu trả lời các trợ lý ảo sẽ tìm kiếm trên internet và tìm thông tin liên quan tới câu hỏi người dùng đưa ra. Chỉ cần sử dụng từ đánh thức và đưa ra câu hỏi cho trợ lý ảo là đã có được câu trả lời mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Google có lẽ là trợ lý ảo được sử dụng tính năng này nhiều nhất do khả năng khai thác kiến thức rộng lớn của công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, tất cả các trợ lý ảo khác cũng đều có tính năng này, Alexa thậm chí còn cho phép bạn tải xuống ‘Skills’, là các chương trình điều khiển bằng giọng nói để đáp ứng từng yêu cầu cụ thể, như gọi ứng dụng Uber hoặc kiểm tra thời gian đi làm của bạn.
3. Trở thành DJ riêng của người dùng
Bằng cách khai thác các dịch vụ như Amazon Music, Google Play Music, Apple Music, Spotify và Tidal, trợ lý ảo có thể trở thành DJ cá nhân của riêng người dùng.Miễn là người dùng có đăng ký một trong các dịch vụ kể trên thì bất cứ khi nào cũng có thể yêu cầu trợ lý phát bất kỳ bài hát nào trong số hàng chục triệu bài hát có sẵn.
Ví dụ: Amazon Music – khả dụng với Alexa – thậm chí có khả năng tìm ra bài hát bạn đang nghe chỉ sau khi bạn nói với nó một vài dòng lời bài hát.
4. Khả năng học tập vô hạn
Theo thời gian, trợ lý ảo sẽ biết sở thích và thói quen của người dùng từ đó đưa ra các đề xuất về những việc cần làm, địa điểm tham quan hoặc bài hát phù hợp nhất. Ví dụ: Dựa vào kiến thức sâu rộng và các thông tin trong lịch sử tìm kiếm trực tuyến của người dùng, trợ lý Google giúp đưa ra các đề xuất phù hợp có thể chính xác một cách đáng ngạc nhiên.
5. Thực hiện cuộc gọi tức thì
Cần gọi điện thoại nhưng không có rảnh tay? Chỉ cần kích hoạt và cấp quyền truy cập vào danh bạ cho trợ lý ảo thì bất cứ lúc nào người dùng cũng có thể yêu cầu trợ lý thực hiện cuộc gọi ngay lập tức.
Google đang phát triển tính năng Google Duplex mới, trong tương lai bằng cách sử dụng tính năng này người dùng thậm chí có thể để trợ lý Google nhận và thực hiện cuộc gọi thay mặt mình và đối thoại một cách khéo léo để thực hiện các cuộc hẹn hay đặt chỗ.
6. Giúp mua sắm
Đôi khi người dùng sẽ không thể ra ngoài mua sắm được vì nhiều lý do khác nhau như bận việc hoặc thời tiết xấu, lúc này các trợ lý ảo Alexa có thể giúp người dùng thực hiện điều đó. Chỉ với một yêu cầu bằng giọng nói (miễn là người dùng đã bật cài đặt trong tài khoản Amazon của mình), họ có thể mua bất kỳ mặt hàng nào có sẵn thông qua Amazon bằng cách hỏi và làm theo hướng dẫn.
Chính sách hoàn trả của Amazon rất hào phóng nếu bạn mắc lỗi, nhưng vẫn cần lưu ý khi sử dụng tính năng này cần kích hoạt tính năng bảo vệ mã pin nếu thiết bị Amazon Echo của bạn có trợ lý thông minh Alexa được cả gia đình dùng chung.
7. Điều khiển thiết bị trong hệ thống nhà thông minh
Nếu người sử dụng hệ thống nhà thông minh với hàng loạt thiết bị thông minh như hệ thống chiếu sáng được kết nối thông minh chẳng hạn Philips Hue hoặc TV có thiết bị phát trực tuyến thông minh chẳng hạn như thanh Amazon Fire TV, người dùng có thể sử dụng trợ lý ảo để kiểm soát tất cả các thiết bị này bằng cách sử dụng giọng nói.
Alexa, Siri và Trợ lý Google có thể bật/tắt đèn, khóa cửa, thay đổi nhiệt độ trên bộ điều nhiệt thông minh và hơn thế nữa, miễn là người dùng đang sử dụng thiết bị hỗ trợ điều khiển thông qua bên thứ 3.
Nếu đang muốn mở rộng hệ thống nhà thông minh hãy xem qua các bài viết sau nhé:
Sử dụng ứng dụng ‘Routines’ hoặc If This Then That (IFTTT), người dùng có thể kết nối tất cả các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh và trợ lý ảo để cùng kích hoạt chung 1 lúc.
Ví dụ: người dùng có thể cài đặt các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh của mình phản hồi với cụm từ ‘Alexa, tôi ở nhà’, khi đó các thiết bị như đèn, máy cảm biến, loa sẽ tự động hoạt động.
9. Cài đặt lời nhắc
Tính năng này hoàn hảo cho những người dùng hay quên, trợ lý ảo có khả năng đặt lời nhắc hẹn giờ chỉ với một yêu cầu đơn giản. Điều này sẽ kích hoạt thông báo cho người dùng về những gì cần làm và khi nào. Khi người dùng cài đặt lời nhắc bằng loa thông minh, loa cũng sẽ chuyển lời nhắc đó đến điện thoại người dùng, người dùng sẽ được nhắc nhở bất cứ khi nào dù ở đâu đi chăng nữa.
Nhiều trợ lý ảo cũng có thể tích hợp với các ứng dụng nhắc nhở hay danh sách công việc có sẵn trên điện thoại hoặc máy tính của bạn. Ví dụ: sau khi đã được đồng bộ hóa Alexa có khả năng biến các yêu cầu bằng giọng nói thành các mục trong ứng dụng Todoist.
10. Khả năng xử lý ngôn ngữ
Một khả năng khác cũng mạnh mẽ không kém so với nhận diện giọng nói chính là khả năng xử lý ngôn ngữ. Ngoài việc nhận diện giọng nói để thực hiện tác vụ mà người dùng yêu cầu, trợ lý ảo còn có thể xử lý ngôn ngữ và đưa ra những câu trả lời phản hồi người dùng để tạo ra sự tương tác chân thực như người với người.Công nghệ xử lý ngôn ngữ của các trợ lý ảo hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu khổng lồ bao gồm rất nhiều câu nói theo cả ngôn ngữ chung lẫn ngôn ngữ địa phương. Khi đó, hệ thống sẽ xử lý và chọn ra câu trả lời chính xác nhất với ngữ cảnh.
Sala Smarthome – Là đơn vị đồng hành cùng nhiều nhãn hiệu uy tín tại Việt Nam như Rạng Đông, Điện Quang, Lumi, v.v… . Sala Smarthome tự hào khi được hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng và lựa chọn. Với nhiều tính năng vượt trội, giải pháp nhà thông minh đã và đang là xu hướng tất yếu của tương lai.
Địa chỉ mua hàng và bảo hành chính hãng
SHOWROOM: Số 12, đường 12, Khu dân cư Hương Lộ 5, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCMHOTLINE: 0383.867.768