Phương pháp khử khuẩn bằng tia cực tím (Ultraviolet germicidal irradiation, UVGI) cụ thể là các sản phẩm đèn UVC diệt khuẩn đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi từ bệnh viện đến văn phòng, và các hộ cá nhân cũng không phải là một ngoại lệ.
Sự bùng phát của dịch Ebola năm 2014 và sự lây lan gần đây của đại dịch Covid-19 khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp khử khuẩn nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh. Phương pháp khử khuẩn bằng tia cực tím (Ultraviolet germicidal irradiation, UVGI) cụ thể là các sản phẩm đèn UVC diệt khuẩn đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi từ bệnh viện đến văn phòng, và các hộ cá nhân cũng không phải là một ngoại lệ. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ 4 sự thật thú vị về đèn UV diệt khuẩn không phải ai cũng biết.
Mục Lục
Sự thật thứ nhất : đèn UV diệt khuẩn tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn
Ở bước sóng từ 260-270 nm, tia UV-C sẽ gây phá vỡ các liên kết trong phân tử ADN của vi sinh vật, đồng thời tạo ra dimer thymine có thể giết chết hoặc vô hiệu hóa các vi sinh vật. Tỷ lệ tiêu diệt 90% hoặc cao hơn, tùy thuộc vào cường độ UV-C, thời gian tiếp xúc, vị trí đặt đèn và vòng đời của đèn.
Sự thật thứ hai: Công nghệ đèn UV không phải là công nghệ mới
Do những lời đồn thổi mà nhiều người không rảnh về công nghệ sẽ nghĩ rằng đèn chứa tia UVC là một công nghệ mới, cao cấp hơn nhiều so với các loại đèn thông thường. Trên thực tế tia cực tím (Ultraviolet, UV) bước sóng ngắn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn được công bố bởi Arthur Downes và Thomas P. Blunt, năm 1878. Tia UV lần đầu được sử dụng để khử trùng bề mặt vào năm 1877, khử trùng nước vào năm 1910, khử trùng không khí vào năm 1935. Đến năm 2001, Châu Âu có hơn 6.000 nhà máy xử lý nước bằng tia UV.
Một nghiên cứu của James J. McDevitt và cộng sự (năm 2012) thấy rằng tia UV-C có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm vi rút cúm truyền từ người sang người qua đường không khí. Năm 2009, nghiên cứu của A Roderick Escombe và cộng sự cũng chỉ ra rằng tia UV-C có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây truyền bệnh lao. Ngoài ra, tia UV xa (222 nm) cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc bất hoạt vi rút SARS-CoV-2
Có thể thấy rằng công nghệ diệt khuẩn bằng tia UVC đã có từ rất lâu và được áp dụng phổ biến ở các khu vực chứa nhiều mầm bệnh như bệnh viện, trạm xá, phòng thí nghiệm,… Tuy nhiên do dịch Covid-19 nên công nghệ này được thổi phồng bởi các nhà bán hàng là công nghệ tiên tiến nhất nhằm nâng giá sản phẩm.
Sự thật thứ ba: có thể sử dụng đèn UV diệt khuẩn trong nhà
Như đã nêu ở trên công nghệ diệt khuẩn bằng tia UVC đã được xử dụng từ lâu về trước nhưng chỉ phổ biến tại các nơi công cộng như bệnh viện, văn phòng, tổ chức và trung tâm nghiên cứu. Tuy nhiên thì công nghệ này cũng có thể sử dụng cho các sản phẩm dân dụng để cung cấp một bầu không khí trong sạch hơn, cải thiện chất lượng không khí và nâng cao mức hiệu quả trao đổi nhiệt.
Một số loại sản phẩm chứa công nghệ tia UVC phổ biến hiện nay như: các loại đèn Led UVC, máy hút bụi chứa tia UVC, Robot hút bụi chứa tia UVC, hộp diệt khuẩn UVC,…Đèn chứa tia UVC đặc biệt được ưa chuộng trong khoảng thời gian này, minh chứng là hàng loạt nhãn hàng cho ra mắt sản phẩm đèn chứa tia UVC như Rạng Đông, Điện Quang , Dr.Air, Osram,…
Xem thêm các sản phẩm chứa tia UVC diệt khuẩn có sẵn tại SALA
Sự thật thứ tư: đèn UVC không hề nguy hiểm như lời đồn
Theo khuyến cáo của cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA),đèn chứa tia UV-C có thể gây bỏng da và chấn thương mắt nghiêm trọng (viêm giác mạc), nhưng thường hồi phục trong vòng một tuần mà chưa có tổn thương lâu dài được ghi nhận. Vì độ sâu xuyên thấu của tia UV-C là rất thấp, nguy cơ ung thư da, đục thủy tinh thể hoặc mất thị lực vĩnh viễn cũng được cho là rất thấp.
Dạng chấn thương mắt khi tiếp xúc với UV-C thường sẽ gây ra đau dữ dội và cảm giác như có cát trong mắt, đôi khi gây triệu chứng mù thoáng qua trong một đến hai ngày. Điều này có thể xảy ra sau một thời gian tiếp xúc rất ngắn (vài giây đến vài phút) với tia UV-C.
Một số đèn UV-C phát ra một lượng nhỏ tia UV-B. Do đó, việc tiếp xúc với liều lượng cao hoặc liều lượng thấp kéo dài từ một số đèn UV có thể gây nên đục thủy tinh thể hoặc ung thư da do tiếp xúc tích lũy với tia UV-B.
Một số đèn UV-C tạo ra khí ozone có thể gây kích ứng đường hô hấp, đặc biệt đối với những người bị nhạy cảm về đường hô hấp như hen suyễn hoặc dị ứng. Tiếp xúc với nồng độ khí ozone cao cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh hô hấp mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Gần đây, nghiên cứu của Buonanno và cộng sự chỉ ra rằng tia UV-C xa được tạo ra bởi đèn excimer có bộ lọc phát ra trong dải bước sóng từ 207 đến 222 nm, có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa các vi khuẩn kháng thuốc, kể cả vi rút SARS-CoV-2 hiện nay mà không gây hại cho da của động vật có vú. Tuy nhiên chưa có đủ dữ liệu chứng minh về độ an toàn khi sử dụng hoặc phơi nhiễm lâu dài.
Xem các bài viết liên quan:
8 Lầm tưởng về đèn UVC diệt khuẩn
Đèn UV có thể tiêu diệt Covid hay không ?
Tổng quan về Đèn diệt khuẩn UV
Tại sao bạn nên lựa chọn Sala Smarthome
Sala Smarthome – Là đơn vị đồng hành cùng nhiều nhãn hiệu uy tín tại Việt Nam như Rạng Đông, Điện Quang, Lumi, v.v… . Sala Smarthome tự hào khi được hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng và lựa chọn. Với nhiều tính năng vượt trội, giải pháp nhà thông minh đã và đang là xu hướng tất yếu của tương lai.
Địa chỉ mua hàng và bảo hành chính hãng:
SHOWROOM: Số 12, đường 12, Khu dân cư Hương Lộ 5, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM
HOTLINE: 0383.867.768